Công tác lãnh đạo Nguyễn_Văn_Trân_(Bảy_Trân)

Thành tích lớn của Bảy Trân là thuyết phục được giới giang hồ Bình Xuyên tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Vào tháng 8 năm 1940, Bảy Trân được giao phụ trách ngoại ô Sài Gòn-Chợ Lớn, từ đường Trần Xuân Soạn, dưới dạ cầu Tân Thuận, chạy dài tới đường Phạm Thế Hiển, tới Cầu Sập đổ vô đường số 5 từ Xóm Củi đi Cần Giuộc.[4] Đúng ngày Nam Kỳ khởi nghĩa, ông phải đưa dân chúng võ trang cướp chính quyền trong vùng phụ trách. Ông phụ trách nhóm giang hồ Bình Xuyên của thầy nghề võ Nguyễn Văn Mạnh (Tám Mạnh) đưa nhóm này tham gia Nam Kỳ khởi nghĩaNam Bộ kháng chiến. Do các nơi nổi lên không thống nhất lực lượng, Bảy Trân cho lực lượng giang hồ Bình Xuyên rút êm chờ thời cơ thuận lợi hơn. Sau này, Bình Xuyên tham gia cướp chính quyền ngày 25/8/1945 và lập nên 7 chi đội trong Liên khu Bình Xuyên, đánh Tây rất hăng hái.[5]

Bảy Trân làm liên lạc giữa Giàu và giới trí thức yêu nước như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Phạm Thiều. Sau ngày 23 tháng 9 năm 1945, Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Mặt trận Sài Gòn được Chủ tịch Lâm ủy Hành chính Nam Bộ kiêm Ủy viên quân sự Trần Văn Giàu bố trí thành 5 mặt trận phòng thủ 5 cửa ô ngoại thành. Cánh Bình Xuyên được giao giữ khu vực từ cầu Tân Thuận tới Cầu Sập Bình Ðông, gọi là mặt trận số 4.[1] Nguyễn Văn Trân là Ủy viên trưởng quân sự.[6] Trong ban chỉ huy bộ đội Bình Xuyên, Dương Văn Dương (tức Ba Dương) được chỉ định làm Chỉ huy trưởng, ông Tám Mạnh (Nguyễn Văn Mạnh) thầy võ ở Chánh Hưng làm chính trị viên. Khi Bảy Trân làm Bí thư quận Cần Giuộc, ông Dương Văn Dương lên thay thế chỉ huy.

Sau đó, ông lên làm Chủ tịch Tỉnh Chợ Lớn.[7]